Ngành Ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vốn phục vụ Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới (27/7/2011)
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về thí điểm xây dựng nông thôn mới và kế hoạch triển khai của các địa phương, ngành Ngân hàng đã tích cực xây dựng kế hoạch triển khai của Ngành và phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan tiếp tục tham gia tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã thí điểm.
Thời gian qua, triển khai mạnh mẽ các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội nhưng các tổ chức tín dụng vẫn đẩy mạnh tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực cho sản xuất - kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã tiết kiệm chi phí kinh doanh để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý đối với các lĩnh vực này.
Đặc biệt, triển khai chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên địa bàn các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, gắn việc đầu tư xây dựng nông thôn mới với triển khai Nghị quyết 41/2010/NQ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư hướng dẫn số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, triển khai chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên địa bàn các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, gắn việc đầu tư xây dựng nông thôn mới với triển khai Nghị quyết 41/2010/NQ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư hướng dẫn số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước.
Trong tháng 7/2011, NHNN đã đi khảo sát thực tế tại xã thí điểm Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Hiện trên địa bàn xã đã có hai mô hình hợp tác xã nuôi tôm và nuôi nghêu được vay vốn từ nguồn thí điểm xây dựng nông thôn mới và hoạt động khá hiệu quả. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực hỗ trợ vốn cho xã thí điểm này thông qua việc cho vay trực tiếp và thực hiện bảo lãnh thanh toán cho các hợp tác xã ứng trước thức ăn chăn nuôi của các đại lý.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay tại 11 xã thí điểm đã đạt 359,5 tỷ đồng, có 19.602 khách hàng được vay vốn ngân hàng (19583 hộ dân và 19 doanh nghiệp). Dư nợ đến 30/6/2011 đạt 537,42 tỷ đồng, tăng 19,84 tỷ đồng so với cuối năm 2010, trong đó cho vay trung và dài hạn chiếm 40%, cho vay ngắn hạn chiếm 60%. Tỷ lệ nợ xấu trung bình ở các địa phương này ở mức thấp, chỉ chiếm 0,5% trong tổng dư nợ.
Các lĩnh vực cho vay chủ yếu bao gồm: Cho vay các hộ sản xuất kinh doanh đạt 319,84 tỷ đồng; Cho vay hộ nghèo đạt 42,94 tỷ đồng; Cho vay xây dựng nhà ở đạt 27,72 tỷ đồng; Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 13,9 tỷ đồng.
Với mạng lưới cho vay rộng khắp đến từng địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện đầu tư cho vay tại 11 xã thí điểm với dư nợ đến 30/6/2011 đạt 262,7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 45,8% dư nợ của 11 xã) với 5.708 khách hàng đang còn dư nợ. Tiếp theo là Ngân hàng Chính sách Xã hội với 140 tỷ đồng dư nợ, chiếm tỷ trọng 24,4%.
Xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là xã dẫn đầu về dư nợ vay với số tiền là 123,1 tỷ đồng, xã Tân Thông, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh là xã tiếp theo với dư nợ đạt 111,76 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc cho vay các đối tượng thuộc 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới theo tinh thần của Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, đồng thời tập trung vốn cho các hộ gia đình để có vốn sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư cho chương trình này.
Minh Trung - theo Website NHNN