Giao dịch VND qua đêm tăng mạnh nhất

Giao dịch VND qua đêm tăng mạnh nhấtDoanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 71.983 tỷ VND và 1.856 triệu USD, bình quân đạt khoảng 14.396 tỷ VND/ngày và 371 triệu USD/ngày; trong đó doanh số giao dịch qua đêm chiếm khoảng 41% tổng doanh số giao dịch bằng VND.


Như vậy, so với tuần trước, doanh số giao dịch bằng VND tuần này tăng 5.554 tỷ VND, trong khi doanh số giao dịch bằng USD lại giảm 337,7 triệu USD. Theo đó, giao dịch kỳ hạn qua đêm bằng VND có doanh số tăng mạnh nhất (xấp xỉ 6.000 tỷ VND).
 
Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đối với các kỳ hạn ngắn (từ qua đêm đến 1 tháng) có xu hướng tăng so với tuần trước, với mức tăng khá cao.
 
Lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng có mức tăng cao nhất (0,9%/năm). Lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng có mức tăng thấp nhất (0,13%/năm). Lãi suất cho vay cao nhất là 10,5%/năm (phát sinh đối với kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng), lãi suất cho vay thấp nhất là 3%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).
 
Lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng chỉ tăng nhẹ (0,06%/năm). Lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại (3 tháng và 6 tháng) giảm so với tuần trước, đồng thời doanh số giao dịch ở các kỳ hạn này trong tuần cũng ở mức thấp.
 
Lãi suất bình quân qua đêm là 7,66%/năm, tăng 0,41% so với tuần trước. Lãi suất cho vay cao nhất là 10,50%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 3%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).
 
Ngược lại, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD tuần này có xu hướng giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn; riêng lãi suất bình quân các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần tăng so với kỳ trước. Mức biến động đối với các kỳ hạn từ 0,01% đến 1,02%/năm.
 
Lãi suất bình quân cao nhất là 2,15%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,85%/năm đến 1,67%/năm. Các giao dịch phát sinh chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, không phát sinh giao dịch kỳ hạn 12 tháng.
 
Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua cụ thể như sau:


Kỳ hạn
 
Qua đêm 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng

VND
 
 7,66 8,98 9,18 9,77 9,77 10,08 9,88
USD 0,85 1,22 1,18 1,67 2,15  0,88
-
 

Sau một thời gian ngắn khá im ắng, tuần này thị trường tiền tệ chứng kiến một cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn không chỉ với khối ngân hàng TMCP nhỏ, mà còn ở cả các “đại gia” trong cùng hệ thống.
 
Tính chung trong hệ thống, lãi suất tiền gửi VND tăng khoảng 0,2 - 0,4%/năm so với tuần trước. Trong đó, một số ngân hàng thương mại Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương) điều chỉnh tăng từ 0,2 - 0,3%/năm; một số ngân hàng TMCP (Ngân hàng Á Châu, Kỹ thương, Xuất nhập khẩu, Quân đội, Quốc tế, Sài Gòn, Đông Á, Kiên Long, Việt Á, Phương Nam) điều chỉnh tăng từ 0,2 - 0,4%/năm.
 
Lãi suất huy động USD tăng khoảng từ 0,2 - 0,4%/năm, trong đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương điều chỉnh tăng từ 0,3 - 0,4%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn điều chỉnh tăng khoảng 0,2%/năm đối với các kỳ hạn dưới 12 tháng, một số ngân hàng TMCP (Á Châu, Kỹ thương, Xuất nhập khẩu, Quân đội, Quốc tế, Việt Á, Phương Nam) điều chỉnh tăng với mức tăng từ 0,2 - 0,4%/năm.
 
Mức lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cụ thể như sau:
 
 

Lãi suất huy động
bình quân
Loại tiền Không
kỳ hạn
(%/năm)

3 tháng
(%/năm)
 

6 tháng
(%/năm)
 
12 tháng
(%/năm)
Nhóm NHTMNN VND 2,4–3,0 8,0-8,5
 
8,4-8,8 8,6-9,2
USD 0,1-0,5
 
1,8-2,3 1,7-2,5 2,4-3,0
 
Nhóm NHTMCP VND 2,4-3,6
 
8,7-9,2
 
8,8-9,4 8,9-9,6
 USD 0,1-0,5
 
1,9-2,3
 
2,2-2,8 2,7-3,2
 

Với phân khúc thị trường cho vay, lãi suất cho vay bằng VND ổn định hơn so với tuần trước. Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức từ 10 -10,5%/năm; lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 14 - 16,5%/năm.
 
Lãi suất cho vay USD của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến ở mức 3,5 - 5%/năm; nhóm ngân hàng TMCP phổ biến ở mức 4,5 - 6%/năm đối với ngắn hạn và 6 - 7,5%/năm đối với trung, dài hạn.
 
Hôm qua 30/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã chủ trì cuộc họp cán bộ chủ chốt để kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện quy chế làm việc của tổ chức này.
 
Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) trong những tháng cuối năm tập trung vào chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng những tháng cuối năm, kiểm soát dư nợ, an toàn tín dụng và thanh khoản của mình, chấp hành các chỉ tiêu hệ số an toàn theo quy định; tiếp tục theo dõi sát diễn biến lãi suất thị trường, đặc biệt là mặt bằng lãi suất huy động VND, từ đó có biện pháp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD…