Diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm 2011 (05/7/2011)
Nhìn chung, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương trên thế giới trong 6 tháng đầu năm có một điểm chung nổi bật là hầu hết các nước thị trường mới nổi đều thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và phần lớn các ngân hàng trung ương vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi xu hướng điều hành chính sách.
Trong số 79 ngân hàng trung ương, được Central Bank News Monitors theo dõi và cập nhật số liệu, có tới 33 ngân hàng tăng lãi suất; 40 ngân hàng duy trì lãi suất, chỉ có 6 ngân hàng giảm lãi suất. Đối với các ngân hàng trung ương thực hiện tăng lãi suất, mức tăng trung trình là 111 điểm phần trăm (1,11%). Một số ngân hàng lựa chọn mức tăng 25 điểm (8 ngân hàng), và mức tăng 50 điểm (có 7 ngân hàng). Một số ngân hàng có mức tăng rất lớn, như Việt Nam, Belarus nhằm đối phó với lạm phát và các quan ngại về kinh tế. Bên cạnh các nước đang nổi, các nước phát triển như Đan Mạch, Na Uy, EU, Thuỵ điển cũng là những nước thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đối với các nước nới lỏng lãi suất, New Zealand giảm lãi suất nhằm đối phó với động đất. Trong khi đó Iceland nới lỏng chính sách để đối phó với tình trạng lạm phát thấp và những thách thức của nền kinh tế; Qatar hỗ trợ các lĩnh vực yếu kém của nền kinh tế, và Ghana thì giảm lãi suất do áp lực lạm phát trong nước đang giảm đi.
Như vậy có thể thấy rằng, trong 6 tháng đầu năm, diễn biến lãi suất phản ánh rất rõ xu hướng thắt chặt chính sách ở nhiều nước, chỉ có một số ít nước giảm lãi suất. Việc thắt chặt chính sách diễn ra chủ yếu ở các nước đang nổi, nơi lạm phát thực tế đang cao hơn mức lạm phát mục tiêu, giá cả hàng hoá tăng trên toàn cầu, do tăng trưởng kinh tế mạnh và các yếu tố khác bao gồm chi phí đẩy và cầu kéo đều tăng.
Trong 6 tháng cuối năm, triển vọng kinh tế vẫn còn chưa chắc chắn, do vậy duy trì chính sách như hiện tại có khả năng sẽ tiếp tục được thực hiện ở hầu hết các nước.
Về giá cả hàng hoá, giá hàng hoá toàn cầu đang có sự điều chỉnh trên diện rộng, áp lực ổn định và giảm giá hàng hoá có thể bớt căng thẳng hơn. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu tiếp tục rơi vào tình trạng chưa ổn định, một số nền kinh tế, như Mỹ có tiến triển chậm chạp, tình hình khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang có nguy cơ kéo tổng cầu giảm. Vì vậy, rất có khả năng một số NHTW tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hoặc nới lỏng chính sách lãi suất.
(Danh sách các nước và vùng lãnh thổ thuộc danh sách Centralbank New.info cập nhật tình hình lãi suất gồm: Bahamas, Ghana, Qatar, New Zealand, Trinidad & Tobaco, Iceland, Angola, Achentina, Australia, Bahrain, Barbados, Boswana, Canada, Congo, Croatia, CH Séc, Aicập, Hồng Kông, Hungary, Nhật Bản, Kuwait, Latvia, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova, Moroco, Mozambique, Namibia, Pakistan, Romania, Rwuanda, Samoa, Saudi Arabia, Serbia, Sierra Lion, Nam Phi, Sri Lanka, Thuỵ sĩ, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ukraina, Vương quốc Anh, Mỹ, Các nước Tây phi, Albania, Jordan, Đan Mạch, Malaysia, Nauy, Đài Loan, EU, Indonesia, Kazakhstan, Philipines, Hàn quốc, Thuỵ điển, Trung quốc, Georgia, Nga, Tajikistan, Mauritius, Poland, Thailand, Brazil, cộng hoà Dominích, Ấn Độ, Israel, Peru, Colombia, Armenia, Nigeria, Uruguay, Chile, Kenya, Azecbaijan, Belarus, Vietnam).
Đối với các nước nới lỏng lãi suất, New Zealand giảm lãi suất nhằm đối phó với động đất. Trong khi đó Iceland nới lỏng chính sách để đối phó với tình trạng lạm phát thấp và những thách thức của nền kinh tế; Qatar hỗ trợ các lĩnh vực yếu kém của nền kinh tế, và Ghana thì giảm lãi suất do áp lực lạm phát trong nước đang giảm đi.
Như vậy có thể thấy rằng, trong 6 tháng đầu năm, diễn biến lãi suất phản ánh rất rõ xu hướng thắt chặt chính sách ở nhiều nước, chỉ có một số ít nước giảm lãi suất. Việc thắt chặt chính sách diễn ra chủ yếu ở các nước đang nổi, nơi lạm phát thực tế đang cao hơn mức lạm phát mục tiêu, giá cả hàng hoá tăng trên toàn cầu, do tăng trưởng kinh tế mạnh và các yếu tố khác bao gồm chi phí đẩy và cầu kéo đều tăng.
Trong 6 tháng cuối năm, triển vọng kinh tế vẫn còn chưa chắc chắn, do vậy duy trì chính sách như hiện tại có khả năng sẽ tiếp tục được thực hiện ở hầu hết các nước.
Về giá cả hàng hoá, giá hàng hoá toàn cầu đang có sự điều chỉnh trên diện rộng, áp lực ổn định và giảm giá hàng hoá có thể bớt căng thẳng hơn. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu tiếp tục rơi vào tình trạng chưa ổn định, một số nền kinh tế, như Mỹ có tiến triển chậm chạp, tình hình khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang có nguy cơ kéo tổng cầu giảm. Vì vậy, rất có khả năng một số NHTW tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hoặc nới lỏng chính sách lãi suất.
(Danh sách các nước và vùng lãnh thổ thuộc danh sách Centralbank New.info cập nhật tình hình lãi suất gồm: Bahamas, Ghana, Qatar, New Zealand, Trinidad & Tobaco, Iceland, Angola, Achentina, Australia, Bahrain, Barbados, Boswana, Canada, Congo, Croatia, CH Séc, Aicập, Hồng Kông, Hungary, Nhật Bản, Kuwait, Latvia, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova, Moroco, Mozambique, Namibia, Pakistan, Romania, Rwuanda, Samoa, Saudi Arabia, Serbia, Sierra Lion, Nam Phi, Sri Lanka, Thuỵ sĩ, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ukraina, Vương quốc Anh, Mỹ, Các nước Tây phi, Albania, Jordan, Đan Mạch, Malaysia, Nauy, Đài Loan, EU, Indonesia, Kazakhstan, Philipines, Hàn quốc, Thuỵ điển, Trung quốc, Georgia, Nga, Tajikistan, Mauritius, Poland, Thailand, Brazil, cộng hoà Dominích, Ấn Độ, Israel, Peru, Colombia, Armenia, Nigeria, Uruguay, Chile, Kenya, Azecbaijan, Belarus, Vietnam).
Minh Hà - theo Website NHNN/ CentralBankNews.info