Làm thẻ tín dụng mất bao lâu và có mất phí không?
Bạn đang muốn làm thẻ tín dụng nhưng băn khoăn không biết thủ tục như thế nào, phí ra sao và làm thẻ tín dụng mất bao lâu? Những thông tin sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.
1. Làm thẻ tín dụng mất bao lâu?
Thẻ tín dụng rất dễ làm và dễ dàng sử dụng nhờ nhiều tiện ích thú vị. Thẻ tín dụng có khả năng thanh toán online, thanh toán trực tiếp hoặc rút tiền mặt dù bạn không có tiền trong thẻ. Đây chính là bạn đang vay tiền của ngân hàng trước, sau đó trả lại khi đến hạn thanh toán thẻ tín dụng. Số tiền có sẵn trong thẻ tương ứng với hạn mức làm thẻ tín dụng và sử dụng được cho tất cả các dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Thẻ tín dụng hiện hành có 2 loại:
- Thẻ thanh toán quốc tế: Có thể liên kết với tài khoản visa/ mastercard để thanh toán trong và ngoài nước.
- Thẻ thanh toán nội địa: Chỉ có thể thanh toán trong nước.
Các loại thẻ tín dụng VPBank
Có 2 cách làm thẻ tín dụng: theo cách truyền thống là ra ngân hàng hoặc làm thẻ online.
- Với cách làm thẻ truyền thống thì thời gian nhận hồ sơ là 10-20 phút (nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để mở thẻ). Bạn nên tìm hiểu thủ tục làm thẻ để không bị tốn nhiều thời gian đi lại tới ngân hàng nhiều lần. Thời gian nhận thẻ dao động từ 7 - 10 ngày làm việc kể từ thời điểm thẻ được xét duyệt.
- Với cách mở thẻ online mà một số ngân hàng đang áp dụng hiện nay như VPBank bạn chỉ cần 5 phút để mở thẻ bằng cách nộp hồ sơ trực tuyến. Sau đó khoảng 10-14 ngày, khi ngân hàng đã xem xét hồ sơ và duyệt thì bạn sẽ được nhận thẻ tại nhà miễn phí.
Hướng dẫn: Mở thẻ ngân hàng online chỉ trong 5 phút
2. Hồ sơ mở thẻ tín dụng
Để quy trình mở thẻ nhanh chóng và thuận tiện hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết. Đó là:
- Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu / Sổ tạm trú
- Giấy tờ chứng minh thu nhập
- Đơn đăng ký mở thẻ tín dụng
Tùy thuộc vào ngân hàng bạn chọn mà bạn cần bổ sung thêm một số giấy tờ theo quy định. Nếu bạn mở thẻ tín dụng tại VPBank, hồ sơ của bạn cần có các giấy tờ sau (chỉ cần 1 loại giấy tờ trong mỗi mục):
2.1. Chứng minh thông tin cá nhân
- Chứng minh
- Hộ chiếu
- Chứng minh quân đội
2.2. Chứng minh thông tin cư trú
- Sổ hộ khẩu
- Bằng lái xe
2.3. Chứng minh nơi ở hiện tại
- Sổ đăng ký tạm trú dài hạn
- Giấy thông báo/ Hóa đơn dịch vụ/ Sao kê thẻ tín dụng/ Sao kê lương
2.4. Chứng minh công việc
- Hợp đồng lao động
- Quyết định nâng lương/ bổ nhiệm
- Giấy đăng ký kinh doanh
2.5. Chứng minh tài chính
- Sao kê tài khoản lương
- Phiếu lương/ bảng kê lương/ xác nhận lương (áp dụng cho khách hàng đang làm việc tại các cơ quan nhà nước)
- Hợp đồng bảo hiểm và hóa đơn/ biên lai
- Hình ảnh thẻ và sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác (áp dụng với khách hàng có dưới 3 thẻ tín dụng của các ngân hàng khác)
- Giấy tờ sở hữu xe ô tô
3. Quy trình mở thẻ tín dụng
3.1. Quy trình thẩm định hồ sơ
- Khả năng thanh toán của chủ thẻ: Ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ chứng minh tài chính và chứng minh công việc của bạn để xác định bạn có thể chi trả số tiền tối đa và tối thiểu là bao nhiêu. Điều này để đảm bảo bạn có thể thành toán và không bị dư nợ quá lâu.
- Tiềm lực tài chính của chủ thẻ: Ngân hàng xem xét khả năng tài chính của bạn phải ở mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng. Đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi ở và nơi làm việc của bạn.
- Tài sản đảm bảo như nhà, xe, bất động sản…
Quy trình thẩm định hồ sơ sẽ giúp ngân hàng xác minh sự chính xác của thông tin trong hồ sơ, khả năng chi trả của bạn, xác định sự phù hợp với các điều kiện của ngân hàng, để từ đó đưa ra quyết định có cấp thẻ hay không.
3.2. Kết quả thẩm định
- Hồ sơ được chấp nhận: Hồ sơ của bạn đáp ứng được các tiêu chí của ngân hàng, ngân hàng xác định dòng thẻ dành cho bạn và cấp hạn mức tín dụng phù hợp.
- Hồ sơ không được chấp nhận: Hồ sơ không phù hợp với điều kiện của ngân hàng sẽ bị từ chối cấp thẻ. Ngân hàng sẽ gửi thông báo tới cho bạn.
3.3. Phát hành thẻ
Ngân hàng sẽ tạo thông tin khách hàng trên hệ thống quản lý, mã hóa các thông tin và đưa thẻ vào sử dụng.
4. Làm thẻ tín dụng mất phí không?
- Tùy từng ngân hàng sẽ có những mức phí khác nhau. Thông thường phí mở thẻ có thể dao động từ 100 - 300 ngàn đồng. Mức phí này còn thay đổi phụ thuộc vào loại thẻ bạn muốn cấp và hạn mức của thẻ. Mức phí để mở thẻ tín dụng quốc tế luôn cao hơn nhiều so với thẻ tín dụng nội địa.
- Hiện nay, để thu hút sự chú ý của khách hàng đến mở thẻ, một số ngân hàng thực hiện các chương trình ưu đãi cho khách hàng mở thẻ, miễn phí mở thẻ như VPbank. Tuy nhiên bạn có thể sẽ mất phí khi chuẩn bị các hồ sơ làm thẻ khoảng 50 - 100 ngàn tùy ngân hàng, thông thường là phí sao kê tài khoản thẻ.
- Các bạn nên tìm hiểu kỹ và nhờ đến sự tư vấn của bạn bè, người thân để biết nên mở thẻ tín dụng ở ngân hàng nào để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các bạn cũng nên cân nhắc các tiện ích, lãi suất phát sinh, các ưu đãi đi kèm để chọn ngân hàng phù hợp.
5. Một vài loại thẻ phát hành nhanh, mức phí thấp
Khi mở thẻ tín dụng của VPBank, bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí bởi VPBank miễn phí phát hành thẻ cho mọi khách hàng. Bạn có thể tham khảo 3 loại thẻ tín dụng VPBank được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay.
Loại thẻ | Thẻ tín dụng MasterCard MC2 | Thẻ tín dụng VPLady | Thẻ Đồng thương hiệu Vietnam Airlines - VPBank Platinum Master Card |
Phí thường niên thẻ chính | 299.000 VNĐ | 499.000 VNĐ | 899.000 VNĐ |
Phí thường niên thẻ phụ | 150.000 VNĐ | Miễn phí | Miễn phí |
Lãi suất | 3.19%/ tháng | 2.79%/ tháng | 2.59%/ tháng |
Phí rút tiền mặt | 4% tại ATM 1% khi rút tiền qua tổng đài 247 | ||
Hạng thẻ | Classic | Titanium | Platinum |
Bảng so sánh các loại phí thẻ tín dụng
Hiện nay, VPBank đang có chương trình mở thẻ tín dụng online, xét duyệt hồ sơ online cực kỳ tiện lợi. Không phải mất thời gian ra ngân hàng làm thủ tục, các bạn chỉ cần vào website và thực hiện theo các bước được hướng dẫn để điền thông tin vào hồ sơ. Sau 10-15 ngày, thẻ tín dụng sẽ được chuyển tận tay cho bạn, đúng địa điểm bạn yêu cầu.
Xem chi tiết tại mở thẻ MasterCard online
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thẻ tín dụng mất bao lâu. Thủ tục để mở thẻ tín dụng hiện nay vô cùng đơn giản, thời gian khá nhanh chóng. Trước khi quyết định mở thẻ tín dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách riêng của từng ngân hàng để có được sự lựa chọn tốt nhất. Đừng bỏ lỡ những lợi ích và những ưu đãi hấp dẫn khi mở thẻ.