Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi cho người gửi tiết kiệm

Khảo sát xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính do tổ chức nghiên cứu The Harris Poll thực hiện cho thấy, chính sách ưu đãi cho người gửi tiền và giao dịch thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp giữ chân khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

62% số người tham gia khảo sát ưu tiên chọn các nhà băng có chính sách tặng thưởng hấp dẫn. Riêng trong nhóm tuổi 35-44, tỷ lệ này vọt lên tới 82%. Đa số người được hỏi cũng bày tỏ mong muốn ngân hàng hiểu rõ tâm lý, nhu cầu của họ nhanh chóng, từ đó có những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và đa dạng.

Là quốc gia đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xu hướng tiết kiệm, theo báo cáo khảo sát chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý IV/2018 do Nielsen công bố, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên.

Nắm bắt tâm lý đó, các ngân hàng Việt đẩy mạnh ưu đãi với giá trị ngày càng cao và "đánh" trúng nhu cầu của người gửi tiết kiệm. Chẳng hạn Ngân hàng Quốc tế (VIB) triển khai chương trình gửi càng nhiều nhận quà càng giá trị với 30.000 phần quà trị giá đến gần 5 tỷ đồng. Khách gửi thêm hoặc gửi mới từ 100 triệu đồng và kỳ hạn 6 tháng trở lên tại VIB sẽ nhận các phần quà giá trị lên đến 2,5 triệu đồng. Số lượng quà tặng không giới hạn ở mỗi người.

Chất lượng quà tặng cũng thay đổi khi ngân hàng tặng quà có thương hiệu cho khách hàng thay vì các loại quà tặng sản xuất đại trà. Ví dụ các thương hiệu như Nón Sơn, Lego, American Toursister... đã có mặt trong danh sách quà tặng dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại VIB.

Mặt khác, với sự phát triển của các nền tảng ngân hàng số, khi ngày càng có nhiều khách hàng đòi hỏi sự thuận tiện, kênh gửi tiết kiệm trực tuyến trở thành sự lựa chọn được ưa chuộng hàng đầu. Nhiều đơn vị còn cộng thêm lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm thông qua kênh ngân hàng điện tử.

Các chuyên gia nhận định việc khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến bằng lãi suất tặng thêm là động thái tích cực mang tính chủ động bám sát nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây cũng sẽ là yếu tố cạnh tranh trên thị trường khi tính tiện lợi của ngân hàng số ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, giúp khách hàng và ngân hàng tiết kiệm thời gian giao dịch. Đây cũng là lý do các ngân hàng đẩy mạnh ngân hàng số trong thời gian qua. Một số đơn vị đã khẳng định thế mạnh với sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế.

polyad

Ưu đãi quà tặng có giá trị, thương hiệu góp phần giúp ngân hàng hút khách gửi tiết kiệm.

Gần đây nhất, ngân hàng số của VIB được The Asset vinh danh là "ngân hàng số của năm" trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018. Trên nền tảng ngân hàng số với ứng dụng ngân hàng di động MyVIB và ngân hàng điện tử tại website www.vib.com.vn, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, chuyển tiền cho người thân, bạn bè và thực hiện các giao dịch thường ngày khác mọi lúc mọi nơi.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín - chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định việc có thêm ưu đãi, tặng thưởng cho khách hàng là "gia vị" cộng thêm giúp tăng sức hấp dẫn của ngân hàng đối với khách hàng.

"Bên cạnh hai yếu tố quan trọng là uy tín của đơn vị, độ an toàn đối với tài sản thì những ưu đãi đi kèm giúp thu hút khách hàng mới, tranh thủ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân bổ sung vào nguồn vốn huy động", ông Tín nói.

Đại diện VIB cho biết các chương trình ưu đãi dịp này hướng đến cá nhân gửi tiền có giá trị vừa với kỳ hạn dài, ổn định nhằm thu hút khách hàng mới, củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giới thiệu các sản phẩm dịch vụ khác của đơn vị.

Về dài hạn, ngân hàng mong muốn xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng. Song song đó, hoạt động chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng kể cả tại quầy lẫn các nền tảng số. Cũng trong thời gian này, VIB triển khai chương trình miễn vô điều kiện toàn bộ phí rút tiền ATM và phí chuyển tiền cho khách hàng. Đây là chuỗi các hoạt động hướng tới mục tiêu giúp VIB trở thành ngân hàng giao dịch hàng đầu Việt Nam.

Theo khảo sát của Vụ Dự báo thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước, 88% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh tiếp tục cải thiện trong năm 2019. Trong đó các yếu tố chủ quan như chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm được nhận định phát triển tốt. Đồng thời, nhu cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của tổ chức tín dụng cũng như điều kiện kinh doanh, tài chính của khách hàng cũng cải thiện.

Dự báo về khả năng huy động vốn trong năm 2019, các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn tăng trưởng bình quân 13,9%.