Vay vốn kinh doanh nhỏ và vai trò của ngân hàng
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sáng ngày 19/10, khi bàn về vấn đề cho vay vốn kinh doanh nhỏ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư – ông Đặng Huy Thông có nhắc đến trách nhiệm của các ngân hàng trong việc duyệt hồ sơ cho vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại sao việc cho vay vốn kinh doanh nhỏ lại quan trọng đối với nền kinh tế? Theo báo cáo từ Cục Phát triển doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này sử dụng đến 50% lao động và góp hơn 40% GDP nên sẽ không ngoa khi gọi họ là “động lực tăng trưởng” hay “xương sống” của nền kinh tế.
Đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng những doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn lực kinh doanh như trở ngại khi vay vốn kinh doanh nhỏ, khi thuê mặt bằng sản xuất,…
Số liệu ghi nhận trong giai đoạn 2005 – 2013 cho thấy chỉ 45% doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động và duy trì hoạt động so với số doanh nghiệp đăng ký . Có những năm như 2009 và 2012 khi tỷ lệ này xuống rất thấp với lần lượt là 35,2% và 32,7%. Từ những con số này, Bộ KH&ĐT cho rằng việc ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết, nhất là khi nhiều quốc gia trên thế giới đã làm. Không chỉ dừng lại ở đó, điều quan trọng không kém là làm sao để nâng tiềm lực của khu vực này lên quy mô lớn hơn.
Bàn về vấn đề liệu Luật đã đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hay chưa, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – ông Nguyễn Mại cho rằng tiềm lực của doanh nghiệp nhỏ ngày càng yếu vì thiếu vốn, thiếu mặt bằng nhà xưởng,… Muốn phát triển khu vực này, nhiệm vụ của chúng ta là giải bài toán cho vay vốn kinh doanh nhỏ cũng như thuế. Theo ông, các doanh nghiệp nhỏ không thể lớn khi không được thế chấp vay vốn tín dụng bằng bất động sản và các tài sản hình thành trên đất đai.
Cũng bàn về vấn đề cho vay vốn kinh doanh nhỏ, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước – bà Đặng Thị Điểm phản bác ý kiến của ông Mại khi cho rằng bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên phải có cách giảm rủi ro và có quy định riêng. Bà cho rằng ngân hàng có quyền xem xét việc cho vay làm sao bảo toàn vốn cũng như có quyền quyết định loại tài sản thế chấp mà không tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp.
Không đồng tình với ý kiến của bà Điểm, ông Mại khẳng định trách nhiệm chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp từng năm một của ngân hàng bên cạnh những chức năng chính của họ. Tùy theo năm mà doanh nghiệp có lợi nhuận khác nhau và ngân hàng nên đồng hành cùng họ. Về vấn đề thế chấp, ông cho rằng ngân hàng quốc tế đã làm và đây không được coi là vi phạm quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng.
Phát biểu ý kiến về vấn đề nóng cho vay vốn kinh doanh nhỏ, thứ trưởng Đông không ép buộc nhưng khuyến khích ngân hàng có trách nhiệm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với yêu cầu hợp lý. Ông Đông cho biết dự thảo Luật ban đầu yêu cầu các ngân hàng thương mại dành tối thiểu 30% vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng sau đó rút lại khi gặp phải tranh luận nên nay chỉ dừng ở mức khuyến khích. Ông cho rằng các ngân hàng khi đã có đặc quyền thì nên có trách nhiệm cung ứng vốn cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Đông thì hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt lên là cần thiết, nhằm tăng được tầng lớp trung lưu. Đây là hướng phấn đấu của mọi nền kinh tế để tránh tình trạng những tỷ phú cá nhân giàu lên từ quan hệ, gây ra sự bất công cho nền kinh tế.
Tại sao việc cho vay vốn kinh doanh nhỏ lại quan trọng đối với nền kinh tế? Theo báo cáo từ Cục Phát triển doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này sử dụng đến 50% lao động và góp hơn 40% GDP nên sẽ không ngoa khi gọi họ là “động lực tăng trưởng” hay “xương sống” của nền kinh tế.
Đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng những doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn lực kinh doanh như trở ngại khi vay vốn kinh doanh nhỏ, khi thuê mặt bằng sản xuất,…
Số liệu ghi nhận trong giai đoạn 2005 – 2013 cho thấy chỉ 45% doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động và duy trì hoạt động so với số doanh nghiệp đăng ký . Có những năm như 2009 và 2012 khi tỷ lệ này xuống rất thấp với lần lượt là 35,2% và 32,7%. Từ những con số này, Bộ KH&ĐT cho rằng việc ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết, nhất là khi nhiều quốc gia trên thế giới đã làm. Không chỉ dừng lại ở đó, điều quan trọng không kém là làm sao để nâng tiềm lực của khu vực này lên quy mô lớn hơn.
Bàn về vấn đề liệu Luật đã đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hay chưa, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – ông Nguyễn Mại cho rằng tiềm lực của doanh nghiệp nhỏ ngày càng yếu vì thiếu vốn, thiếu mặt bằng nhà xưởng,… Muốn phát triển khu vực này, nhiệm vụ của chúng ta là giải bài toán cho vay vốn kinh doanh nhỏ cũng như thuế. Theo ông, các doanh nghiệp nhỏ không thể lớn khi không được thế chấp vay vốn tín dụng bằng bất động sản và các tài sản hình thành trên đất đai.
Cũng bàn về vấn đề cho vay vốn kinh doanh nhỏ, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước – bà Đặng Thị Điểm phản bác ý kiến của ông Mại khi cho rằng bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên phải có cách giảm rủi ro và có quy định riêng. Bà cho rằng ngân hàng có quyền xem xét việc cho vay làm sao bảo toàn vốn cũng như có quyền quyết định loại tài sản thế chấp mà không tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp.
Không đồng tình với ý kiến của bà Điểm, ông Mại khẳng định trách nhiệm chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp từng năm một của ngân hàng bên cạnh những chức năng chính của họ. Tùy theo năm mà doanh nghiệp có lợi nhuận khác nhau và ngân hàng nên đồng hành cùng họ. Về vấn đề thế chấp, ông cho rằng ngân hàng quốc tế đã làm và đây không được coi là vi phạm quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng.
Phát biểu ý kiến về vấn đề nóng cho vay vốn kinh doanh nhỏ, thứ trưởng Đông không ép buộc nhưng khuyến khích ngân hàng có trách nhiệm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với yêu cầu hợp lý. Ông Đông cho biết dự thảo Luật ban đầu yêu cầu các ngân hàng thương mại dành tối thiểu 30% vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng sau đó rút lại khi gặp phải tranh luận nên nay chỉ dừng ở mức khuyến khích. Ông cho rằng các ngân hàng khi đã có đặc quyền thì nên có trách nhiệm cung ứng vốn cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Đông thì hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt lên là cần thiết, nhằm tăng được tầng lớp trung lưu. Đây là hướng phấn đấu của mọi nền kinh tế để tránh tình trạng những tỷ phú cá nhân giàu lên từ quan hệ, gây ra sự bất công cho nền kinh tế.