Cây tiền tỷ-măng tây xanh: Nuôi con đại học, xây nhà vài trăm triệu
Nói về việc vì sao những năm gần đây tập trung vào trồng măng tây, các nông dân trồng măng tây xanh tại vùng hạn “sa mạc” tỉnh Ninh Thuận đều nhận định rằng, loại cây này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều cây trồng khác. Hiện nay, cây măng tây là cây phát triển kinh tế lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận.
“Bỏ túi” tỷ đồng/ha/năm
Là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng măng tây xanh, gia đình bà Châu Thị Kim Hoa (Xã Tuấn Tú – An Phước – An Hải – Ninh Thuận) hiểu hơn ai hết về hiệu quả kinh tế cũng như công dụng ưu việt của loại cây mới này. “Măng tây xanh là loại cây khá dễ tính trong sản xuất. Hạt giống sau khi ươm trong bầu khoảng 3 tháng là có thể mang ra trồng. Sau 2 tháng trồng đã có thể thu hoạch và sau 4 tháng, măng tây sẽ được thu hoạch đều theo từng ngày”, bà Hoa cho hay.
Gia đình Châu Thị Kim Hoa cũng nhờ mạnh dạn trồng cây măng tây mà “đổi đời”.
Ruộng măng tây xanh của nhà bà Hoa |
Bà Hoa cho biết, cách đây hơn 10 năm, khi nuôi trồng khó khăn, chưa có bà con nông dân nào tính đến chuyện làm măng tây, gia đình bà đã nhìn thấy tiềm năng kinh tế lớn mà cây măng tây có thể mang lại. Chính vì vậy, bà Hoa đã đầu tư khoản tiền không nhỏ để trồng cây măng tây.
Bà Châu Thị Kim Hoa chia sẻ: Sau khi xuống giống xong gần như ngày nào gia đình bà Hoa cũng bám ruộng để chăm sóc bón phân cũng như theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhờ vậy cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt và sau 4 tháng trồng cây bắt đầu cho thu hoạch những lứa măng non đầu tiên.
Đến nay, chị Hoa đang nắm trong tay 7 sào măng tây xanh. Bình quân, mỗi ngày bà Hoa thu về 15kg măng tây xanh/sào, tương đương trên 100kg/diện tích trồng 7 sào của gia đình. Thậm chí, khi măng phát triển tốt, năng suất thu hoạch còn lên tới 20 kg - 25kg/ngày/sào. Măng tây sau khi thu hoạch từ vườn, sẽ được loại bỏ những cây già, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch và bó thành từng bó nhỏ rồi mới cung cấp ra ngoài thị trường.
Bà Châu Thị Kim Hoa (bên trái) |
Theo thông tin bà Hoa cung cấp, giá măng tây xanh chị bán ra thị trường giao động từ 85.000 đồng/kg – 110.000 đồng/kg. Như vậy, 7 sào măng tây của bà Hoa đang cung cấp cả tấn măng tây ra thị trường và mang lại cho gia đình khoảng 300 triệu đồng doanh thu mỗi tháng.
Sau khi trừ các loại chi phí, mỗi năm còn dư khoảng 300 triệu đồng/năm. Nhiều hộ gia đình năng suất cao, có thể lãi tới 50 triệu đến 70 triệu đồng/sào/năm, tương đương khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm. Đó cũng là lý do người dân Ninh Thuận gọi măng tây xanh là loại cây “tiền tỷ”.
Điều đáng nói, đầu ra cho sản phẩm này tương đối ổn định. “Chưa bao giờ bị tồn hàng vì chúng tôi có nhiều mối hàng phân phối. Đang ký hợp đồng phân phối cho 2 công ty và vừa ký hợp đông thêm với 1 công ty mới để mở rộng sản xuất, cung cấp măng tây cho công ty”, bà Hoa thông tin thêm.
Ngôi nhà bà Hoa xây bằng tiền trồng măng tây cách đây 2 năm |
Sau gần 10 năm trồng măng tây xanh, gia đình bà Hoa đã tích lũy được 1 số vốn không nhỏ để mua thêm đất trồng măng tây. Ngoài ra, gia đình cũng đã xây dựng được căn nhà khang trang cách đây 2 năm với chi phí là 700 triệu đồng.
“Trồng măng tây mới có tiền xây nhà”, bà Hoa khẳng định.
Cũng còn không ít trường hợp trên địa bàn xã…., nhờ trồng loại cây “tiền tỷ” này mà cuộc sống đã thay đổi nhiều so với trước đây. Thậm chí, có những gia đình nuôi 3 con đại học chỉ nhờ trồng lúa và đầu tư loại cây tiền tỷ này.
“Bệ đỡ” từ Agribank
Để có được sự thay da đổi thịt của các hộ gia đình trồng măng tây trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, có lẽ ngoài sự mạnh dạn của những người nông dân còn có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, là Agribank trên địa bàn Ninh Thuận.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Hoa cho biết, để trồng được 1 sào măng tây, khoản đầu tư mà chị phải bỏ ra ban đầu vào khoảng 30 triệu đồng. Thời điểm đó, kim loại quý cũng chỉ giao động quang ngưỡng 500 nghìn đồng/chỉ. Như vậy, chi phí đầu tư 1 sào măng tây xanh tương đương với 6 chỉ vàng – đây rõ ràng là một con số không hề nhỏ đối với những người nông dân vùng “sa mạc” này.
Tuy nhiên, nhờ sự mạnh dạn của chị cũng như sự hỗ trợ từ phía Agribank Ninh Thuận cho vay vốn đầu tư với hạn mức từ 40 triệu rồi lên 60 triệu, 80 triệu và đến nay dư nợ tại Agribank Ninh Thuận lên tới 100 triệu đồng mà gia đình có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
“Nếu không nhờ ngân hàng cho vay vốn, thì chúng tôi không đủ tiền mua đất để trồng măng tây, mua đất để mở rộng sản xuất đáp ứng những đơn hàng hiện nay”.
Nói về sự hỗ trợ của Agribank trong suốt thời gian qua, bà Hoa cho biết, ngoài việc tạo điều kiện cho gia đình chị vay vốn, mức lãi vay tại Agribank cũng thấp hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Điều này cũng khiến cho người nông dân an tâm phần nào.
Hiện tại, với mức dư nợ 100 triệu đồng, mỗi tháng bà Hoa trả lãi ngân hàng 800.000 đồng. “Chưa bao giờ trả chậm, thậm chí có lần còn trả lãi sớm. Trong trường hợp, 2 vợ chồng đi phân phối hàng tại các địa bàn xa về trễ, nhưng Agribank tạo điều kiện cho trả chậm 10 ngày nên chưa bao giờ quá hạn”, bà Hoa nói.
Bà Châu Thị Kim Hoa đến ngân hàng trả lãi |
Không chỉ riêng bà Hoa, gia đình ông Châu Văn Nâu cũng đang có dư nợ tại Agribank 350 triệu đồng, ông Nâu trả lãi ngân hàng trên 2 triệu/tháng.
Theo thông tin từ ông Nâu, ông và gần 100 hộ dân trong tổ vay vốn của ông đều có quan hệ vay vốn với Agribank nhiều năm nay. Nhờ có sự hỗ trợ của Agribank, ông Châu và nhiều gia đình đã có điều kiện phát triển kinh tế bằng việc trồng măng tây và trồng lúa. Hiện nay, tổ vay vốn của ông Châu chưa hề phát sinh nợ xấu đối với ngân hàng.
Thừa nhận giá trị kinh tế từ măng tây mang lại, một cán bộ tín dụng của Agribank trên địa bàn Ninh Thuận thừa nhận, việc trả nợ từ cây măng tây rất hiệu quả, nên ngân hàng khuyến khích và ủng hộ người dân trồng cây măng tây.
Đặc biệt, Agribank còn thưc hiện tuyên truyền và vận động bà con trồng cây măng tây theo chuỗi công nghệ sạch, công nghệ cao. “Khi bà con có nhu cầu vay vốn để đầu tư, Agribank sẽ tiếp nhận và tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế”, vị này khẳng định.