Từ bánh mì đến nữ quyền

Theo một số tài liệu lịch sử, khi Cách mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789, phụ nữ Paris, trong lúc xuống đường, không chỉ kêu gọi lật đổ chế độ phong kiến, mà còn đấu tranh cho quyền bầu cử cho chính mình. Cuộc cách mạng về sau đạt thành công nhất định, chế độ phong kiến bị lật đổ, một xã hội mới mở ra ở Pháp và lan tỏa ảnh hưởng trên cả châu Âu. Thế nhưng, quyền bầu cử của phụ nữ lại bị lãng quên. Không những thế, sự kiện trên cũng chưa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đấu tranh bình quyền của phái nữ.


Nỗ lực của phụ nữ Mỹ

Mãi gần 70 năm sau, vào ngày 08/3/1857, một sự kiện mang tính bước ngoặt mới diễn ra. Đó là khi hàng trăm phụ nữ làm trong các xưởng dệt tại New York (Mỹ) đã xuống đường biểu tình để phản đối mức lương rẻ mạt nhưng công việc lại quá vất vả, làm đến 12 tiếng mỗi ngày. Tiếc thay, yêu cầu chính đáng của họ đã không được đáp ứng, cuộc biểu tình thất bại nặng nề, do bị lực lượng cảnh sát đàn áp.

 

 Bà Clara Zetkin



Mặc dù thất bại, nhưng sự kiện trên trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà hoạt động xã hội vì nữ quyền suốt nhiều năm sau đó. Năm 1866, đại hội đầu tiên của Hiệp hội Công nhân quốc tế đã thông qua một nghị quyết về quyền làm việc của phụ nữ. Tiếp theo, vào ngày 19/7/1889, bà Clara Zetkin, một nhà hoạt động xã hội người Đức theo chủ nghĩa Marxist, có bài phát biểu quan trọng tại một sự kiện của Quốc tế thứ hai để kêu gọi quyền được làm việc và được bảo vệ dành cho phụ nữ. Dần dần, các hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ ngày càng ghi dấu mạnh mẽ.

Đặc biệt, vào ngày 8/3/1908, hàng ngàn phụ nữ New York đã xuống đường để kỷ niệm sự kiện trước đó 51 năm và một lần nữa yêu cầu quyền lợi chính đáng cho phụ. Họ đưa ra thông điệp đơn giản nhưng đầy ý nghĩa là “bánh mì và hoa hồng”. Trong đó, bánh mì biểu tượng cho việc được làm việc để đóng góp kinh tế gia đình và hoa hồng biểu tượng cho sự kính trọng. Cảnh sát lại một lần nữa xuất hiện để giải tán cuộc xuống đường.


Dấu ấn quan trọng

Theo tài liệu của Liên hiệp quốc, chỉ một năm sau, vào năm 1909, ngày Phụ nữ quốc gia đầu tiên chính thức ra đời tại Mỹ và các nhà hoạt động đã chọn chủ nhật cuối cùng trong tháng 2 làm ngày này. Đến năm 1910, tại hội nghị của Quốc tế thứ 2 diễn ra ở Copenhagen (Đan Mạch), có sự góp mặt của hơn 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia, các đại biểu đã thông qua đề xuất hình thành Ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là sáng kiến có sự đóng góp quan trọng của bà Clara Zetkin.

Từ sáng kiến này, Ngày Quốc tế phụ nữ đầu tiên được đánh dấu vào ngày 19/3/1011 tại Đan Mạch, Áo, Đức và Thụy Sĩ quy tụ hàng triệu người cả nam lẫn nữ xuống đường tuần hành, ủng hộ cho quyền lợi của phụ nữ. Liên tiếp trong 2 năm 1913 và 1914, Ngày Quốc tế phụ nữ còn ghi nhận nhiều cuộc tuần hành trên thế giới phản đối



Poster quảng bá ngày Quốc tế phụ nữ ở Đức vào năm 1914

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cũng vào giai đoạn này, phụ nữ Nga đã chọn chủ nhật cuối cùng trong tháng 2 theo lịch Nga, nhằm ngày 8/3 dương lịch, làm ngày đặc biệt cho mình. Tương tự, tại một số nước khác, phụ nữ chọn ngày 8/3 làm ngày tổ chức tuần hành để phản đối chiến tranh và ủng hộ quyền lợi cho phụ nữ.

Đến năm 1917, đúng vào ngày 8/3, phụ nữ Nga lại tuần hành phản đối chiến tranh và đưa ra thông điệp “Bánh mì và hòa bình”. Cuộc biểu tình nhanh chóng thu hút sự chú ý và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều thành phần trong xã hội. Kết quả, Sa Hoàng đã phải thoái vị và chính quyền lâm thời thông qua quyền bầu cử cho phái nữ.

Kể từ đó, ngày 8/3 dần trở thành ngày Quốc tế phụ nữ được công nhận tại nhiều nước. Đến năm 1975, Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên kỷ niệm ngày này. Hai năm sau, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết tuyên bố một ngày về quyền phụ nữ. Các quốc gia thành viên, tùy theo truyền thống lịch sử, có thể chọn riêng một ngày cho nước mình. Việc bảo vệ quyền lợi và vinh danh phụ nữ được công nhận trên toàn thế giới tiến bộ.


Ngày Quốc tế phụ nữ tại Sacombank

Tại Sacombank, chiếm gần 50% số lượng nhân sự toàn hệ thống, đội ngũ CBNV nữ đã có những đóng góp tích cực trong hành trình xây dựng sự phát triển và phồn vinh cho Sacombank trên mọi nẻo đường trong hơn 23 năm qua. Đặc biệt những năm qua được đánh giá là năm khó khăn không chỉ của nền kinh tế Việt Nam mà cả kinh tế toàn cầu, hoạt động ngành ngân hàng vì thế cũng chịu ảnh hưởng chung. Nhưng với sự nỗ lực của tập thể CBNV toàn hệ thống nói chung và của chị em nói riêng, Sacombank tự hào đạt kết quả kinh doanh khả quan, các chỉ tiêu tăng trưởng đều thể hiện tính ổn định – bền vững.

Nhận thức được vai trò của đội ngũ CBNV nữ đối với sự phát triển của Sacombank, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công tác cũng như cơ hội thăng tiến dành cho CBNV nữ bình đẳng với nam giới, đặc biệt còn có những chính sách riêng dành cho CBNV nữ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho chị em phát triển sự nghiệp.

Đặc biệt, với mục tiêu “Vì sự phát triển của phụ nữ”, Chi nhánh 8 Tháng 3 của Sacombank ra đời cách đây 10 năm vào ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3/2005, mang sứ mệnh cao cả là hướng về mục tiêu tôn vinh và góp phần cho sự phát triển của phụ nữ Việt Nam thông qua một kênh tài chính chuyên biệt dành cho nữ giới. Thông qua Chi nhánh 8 Tháng 3, Sacombank có điều kiện phục vụ, hỗ trợ kịp thời và tối đa các nhu cầu về tài chính của phụ nữ; đồng thời triển khai các chính sách, chương trình chăm sóc khách hàng nữ tốt nhất. Đối với Chi nhánh 8 Tháng 3 cũng như các khách hàng nữ của Chi nhánh, 365 ngày trong năm đều là ngày 08/3, đều là ngày họ được chăm sóc và tôn vinh.

Ngoài ra, trong suốt tháng 3 hàng năm, nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, ngày hội làm đẹp được triển khai dành riêng cho các khách hàng nữ, chủ thẻ tín dụng Ladies First với nhiều quà tặng hấp dẫn, thông tin bổ ích. Vào đúng ngày 08/3, Sacombank còn tổ chức Hội thi về nấu ăn dành cho CBNV, khách hàng tạo nên một sân chơi thú vị và ý nghĩa. Những hoạt động này đã trở thành hoạt động thường niên, một nét văn hóa đặc trưng của Sacombank.