Sacombank vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2017
Theo đó, tính đến hết ngày 30/6/2017, tổng tài sản của Sacombank đạt 352.683 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm. Cho vay khách hàng và huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư lần lượt đạt 212.538 tỷ đồng và 317.491 tỷ đồng, tăng 10,1% và 9,7% so với con số đầu năm.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Sacombank đạt 490 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 428 tỷ đồng, tăng 70,4% so với cùng kỳ 2016. Số lượng khách hàng đạt hơn 3,9 triệu, tăng gần 10% so với đầu năm.
Đặc biệt, thu dịch vụ có sự tăng trưởng nổi bật, đạt 727 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ, chiếm 23,4% tổng thu nhập. Trong đó, nguồn thu từ dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... vẫn ở mức cao và tăng trưởng ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm, Sacombank liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi, chiến dịch bán hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh khoản của Ngân hàng, tập trung tăng trưởng nguồn thu dịch vụ theo kế hoạch đề ra. Song song với đẩy mạnh cho vay nhằm đảm bảo nguồn thu, Sacombank cũng chú trọng trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ bán VAMC và tài sản tồn đọng trên cơ sở đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã tự xử lý được 845 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi 247 tỷ nợ bán VAMC. Đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank cũng đã xử lý và thu hồi 1.039 tỷ đồng, giảm dần các khoản phải thu, giảm 4,5% so đầu năm.
Trước đó, theo Đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt vào ngày 22/5/2017, Sacombank sẽ được mở 14 chi nhánh ở phía Bắc trên cơ sở chuyển đổi giấy phép của các chi nhánh hiện có và thành lập 14 phòng giao dịch trên cơ sở các chi nhánh đã chuyển giấy phép để tiếp tục phục vụ khách hàng tại địa bàn. Như vậy, trong thời gian sắp tới, Sacombank sẽ lần lượt có mặt tại các tỉnh như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn… Đây là điều kiện thuận lợi để Sacombank tái cấu trúc mạng lưới và hoạt động hiệu quả tại các địa bàn trong cả nước, đem đến nguồn thu để sớm hoàn tất và rút ngắn quá trình tái cơ cấu.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 30/6 vừa qua cũng đã xác định các vấn đề quan trọng Sacombank sẽ tập trung xử lý ngay bao gồm bố trí lại nhân sự cho phù hợp, thúc đẩy kinh doanh và đặc biệt là xử lý nợ xấu, quản trị tốt hơn vấn đề chi phí.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Sacombank đạt 490 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 428 tỷ đồng, tăng 70,4% so với cùng kỳ 2016. Số lượng khách hàng đạt hơn 3,9 triệu, tăng gần 10% so với đầu năm.
Đặc biệt, thu dịch vụ có sự tăng trưởng nổi bật, đạt 727 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ, chiếm 23,4% tổng thu nhập. Trong đó, nguồn thu từ dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... vẫn ở mức cao và tăng trưởng ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm, Sacombank liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi, chiến dịch bán hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh khoản của Ngân hàng, tập trung tăng trưởng nguồn thu dịch vụ theo kế hoạch đề ra. Song song với đẩy mạnh cho vay nhằm đảm bảo nguồn thu, Sacombank cũng chú trọng trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ bán VAMC và tài sản tồn đọng trên cơ sở đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã tự xử lý được 845 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi 247 tỷ nợ bán VAMC. Đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank cũng đã xử lý và thu hồi 1.039 tỷ đồng, giảm dần các khoản phải thu, giảm 4,5% so đầu năm.
Trước đó, theo Đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt vào ngày 22/5/2017, Sacombank sẽ được mở 14 chi nhánh ở phía Bắc trên cơ sở chuyển đổi giấy phép của các chi nhánh hiện có và thành lập 14 phòng giao dịch trên cơ sở các chi nhánh đã chuyển giấy phép để tiếp tục phục vụ khách hàng tại địa bàn. Như vậy, trong thời gian sắp tới, Sacombank sẽ lần lượt có mặt tại các tỉnh như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn… Đây là điều kiện thuận lợi để Sacombank tái cấu trúc mạng lưới và hoạt động hiệu quả tại các địa bàn trong cả nước, đem đến nguồn thu để sớm hoàn tất và rút ngắn quá trình tái cơ cấu.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 30/6 vừa qua cũng đã xác định các vấn đề quan trọng Sacombank sẽ tập trung xử lý ngay bao gồm bố trí lại nhân sự cho phù hợp, thúc đẩy kinh doanh và đặc biệt là xử lý nợ xấu, quản trị tốt hơn vấn đề chi phí.