OCB tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cho biết trong năm 2019, công ty có nhu cầu tăng thu mua nguyên liệu nông sản để chuẩn bị cho các đơn hàng lớn. Tuy nhiên, kế hoạch này đòi hỏi phải bổ sung cấp tốc vốn lưu động, ứng trước hay thậm chí trả trước cho người bán và các đại lý. Trong khi nguồn vốn công ty có hạn. Khảo sát ngân hàng chỉ đồng ý cho doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động kỳ hạn ngắn nhưng lãi suất cao, yêu cầu có tài sản thế chấp đảm bảo hoặc L/C của các đơn hàng xuất khẩu...
"Qua quá trình tìm hiểu, ước một khoản vay tiền tỷ thì doanh nghiệp ngoài có tài sản, cũng phải chịu lãi thực khoảng trên 10%, khó có mức thấp hơn", CEO của doanh nghiệp cho biết.
Theo một chuyên gia tài chính, việc giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, cùng với gia tăng chất lượng tín dụng là nguyên nhân khiến nhiều nhà băng siết đầu ra cho vay. "Các doanh nghiệp SME, những đối tượng đang lệ thuộc nguồn vốn vào tín dụng nhà băng với tỷ lệ lớn được dự báo khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận vốn vay", chuyên gia này nói.
Tương đồng quan điểm đó, ông Trần Việt Anh - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, tại Hội nghị Kết nối ngân hàng - Doanh nghiệp diễn ra trong tháng 4 tại TP HCM, nhìn chung các doanh nghiệp SME Việt Nam, phổ biến đều là tình trạng thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không mạnh, yếu về thủ tục hành chính...
"Các doanh nghiệp này khó đáp ứng yêu cầu hồ sơ vay của ngân hàng. Nhiều đơn vị do đó tìm vốn phi chính thức, lãi suất cao hơn nhiều so với vốn vay phổ biến trên thị trường, càng chênh lệch cao so với vốn vay ưu đãi và thậm chí có khi nặng gánh áp lực kinh doanh vì tín dụng đen", ông Việt Anh chia sẻ.
Vay lãi suất cố định từ 7% tại OCB: Ưu đãi gì?
Trong định hướng hỗ trợ và gắn bó cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, ngân hàng OCB đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ để hỗ trợ hiệu quả tài trợ tín dụng, đồng thời đảm bảo chất lượng khoản vay. Nhà băng tiếp cận các gói tài trợ từ các định chế quốc tế như IFC, ADB...
"Tiếp cận nguồn vốn 3.000 tỷ đồng của OCB, điều chúng tôi cảm thấy tự tin nhất để làm hồ sơ thẩm định khi tính toán lãi suất OCB ước ở mức thấp trên thị trường. Bên vay được giải ngân ngay với lãi suất ưu đãi kéo dài 12 tháng, rất phù hợp nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động hiện nay", một đại diện doanh nghiệp cho biết.
OCB cho biết hoạt động mới của ngân hàng giải tỏa nút thắt này bằng lãi vay thấp so với thị trường, từ 7%, kỳ hạn có thể lên tới 3 năm, thẩm định hồ sơ tín chấp, thủ tục giải ngân nhanh... OCB kỳ vọng đây sẽ là chương trình có ý nghĩa kích thích, hỗ trợ hoạt động kinh doanh bài bản (theo chuỗi cung ứng), tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp SME thuộc nhóm xác định ưu tiên, qua đó, tăng năng lực cạnh tranh của khối kinh tế tư nhân chủ lực.
Cũng trong chương trình tài trợ vốn, xuất phát từ hợp tác của OCB và IFC, bên cạnh mức lãi suất tốt, khách hàng còn được trải nghiệm thêm nhiều ưu đãi về phí dịch vụ ngân hàng trong thanh toán quốc tế, bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền khác. OCB cũng đang phối hợp với IFC để song song tiến hành giải ngân các khoản vay theo chương trình (từ 1/4 đến 30/6), triển khai ứng dụng công nghệ để ngân hàng tiến hành thẩm định, giải ngân và thanh toán. Qua đó cho phép theo dõi chặt chẽ quy trình gắn với chuỗi cung ứng sản xuất của doanh nghiệp trong thực tế, cũng như giúp doanh nghiệp thuận tiện đón vốn giải ngân, quản lý dòng tiền…
Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB cho biết, trong bối cảnh Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách hỗ trợ, phát triển SME, trong đó có việc giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp xuống 15-17%.
Cùng thời điểm này, theo Thông tư số 42 của Ngân hàng Nhà nước về việc hạn chế cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu trong nước, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi 7% của OCB sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu giúp doanh nghiệp thoát nỗi lo vốn vay.