Dư nợ tam nông sẽ tiếp tục tăng (11/04/2016)
Nguồn vốn đầu tư sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các vùng như: xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), năm 2015 tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 11%. Nếu so với các ngành nghề cùng được ưu tiên thì con số tăng trưởng này thấp hơn so với lĩnh vực DN ứng dụng công nghệ cao (tăng 45,13%), nhưng lại cao hơn các lĩnh vực cho vay công nghiệp ưu tiên phát triển (tăng 9,72%), DNNVV (tăng 6,13%). Song nếu tính theo số tuyệt đối, chắc chắn lượng vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn không hề nhỏ. Đến cuối năm 2015, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 63,38% so với cuối năm 2011.NHNN cũng khẳng định, năm 2016 tiếp tục chỉ đạo tập trung vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Các TCTD sẽ triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số mặt hàng nông sản có thế mạnh như lúa gạo, cà phê, thủy sản.
Đặc biệt sau thời gian thí điểm, các NH sẽ triển khai mạnh mẽ cho vay theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chính phủ giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, nguồn vốn đầu tư sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các vùng như: xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Các xã nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
Bên cạnh đó nguồn vốn cũng được tập trung đầu tư cho các xã mới đạt 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chủ trương của Chính phủ là chú trọng đầu tư cho các xã hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường. Với chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chủ động dành một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương và tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.
Các chuyên gia cho rằng, các chương trình hạ tầng xây dựng nông thôn mới có cả vốn “đối ứng” từ các TCTD. Đơn cử như chương trình nước sạch, có thể ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho việc xây dựng nhà máy nước sạch, nhưng để đưa nước sạch được về đến tận hộ gia đình lại có đóng góp của tín dụng NH.
Để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp nông thôn, thời gian qua, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - một trong năm lĩnh vực ưu tiên.
NHNN đã chỉ đạo các TCTD chủ động tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với lĩnh vực này, như: Hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Không những thế, NHNN có quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực tam nông thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất thông thường khác...
Theo đó, nguồn vốn đầu tư sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các vùng như: xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Các xã nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
Bên cạnh đó nguồn vốn cũng được tập trung đầu tư cho các xã mới đạt 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chủ trương của Chính phủ là chú trọng đầu tư cho các xã hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường. Với chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chủ động dành một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương và tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.
Các chuyên gia cho rằng, các chương trình hạ tầng xây dựng nông thôn mới có cả vốn “đối ứng” từ các TCTD. Đơn cử như chương trình nước sạch, có thể ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho việc xây dựng nhà máy nước sạch, nhưng để đưa nước sạch được về đến tận hộ gia đình lại có đóng góp của tín dụng NH.
Để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp nông thôn, thời gian qua, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - một trong năm lĩnh vực ưu tiên.
NHNN đã chỉ đạo các TCTD chủ động tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với lĩnh vực này, như: Hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Không những thế, NHNN có quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực tam nông thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất thông thường khác...
Ngoài ra, cũng phải kể đến hàng loạt chính sách, chương trình sau khi được điều chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để các TCTD tăng vốn đầu tư vào tam nông như: Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Hay chương trình cho vay đóng tàu theo Nghị định số 89/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP)… Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo Thời báo ngân hàng